Nhìn lại những giả thuyết gây tranh cãi về vụ án thẩm mỹ viện Cát tường





Cùng nhìn lại những giả thuyết gây tranh cãi nhất về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường và cách thức bác sĩ Tường dùng để phi tang thi thể nạn nhân trước khi tìm thấy xác chị Huyền.

Vậy là đã gần 10 tháng kể từ khi những thông tin đầu tiên về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường làm rúng động dư luận cho đến ngày chính thức tìm thấy xác chị Huyền – nạn nhân vụ án. Giờ đây, khi việc tìm kiếm nốt những phần thi thể bị mất của nạn nhân đang được tạm dừng, dư luận mới có dịp nhìn lại những giả thuyết gây tranh cãi nhất và có phần “rùng rợn” về cách thức bác sĩ Tường sử dụng để phi tang thi thể nạn nhân để giải thích cho lý do không tìm thấy xác chị Huyền suốt một thời gian dài.
Xác chị Huyền – nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường bị thiêu ở lò thiêu rác viện Bạch Mai?

Còn nhờ vào thời điểm cuối năm ngoái, khi những tình tiết về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường còn rất mơ hồ, nhiều người đã đặt ra nghi vấn liệu bác sỹ Tường có phi tang xác chị Huyền tại lò thiêu huỷ rác thải y tế trong bệnh viện Bạch Mai hay không?

Trả lời về giả thuyết này trên báo chí, thạc sỹ Vũ Tiến Dũng, Trưởng phòng tổ chức cán bộ bệnh viện Bạch Mai từng khẳng định: Bệnh viện Bạch Mai không hề có lò thiêu huỷ như tin đồn mà chỉ có một khu vực chứa rác thải y tế. Công đoạn xử lý rác thải y tế cũng được kiểm soát chặt, do hợp đồng của bệnh viện với công ty vệ sinh môi trường, những người không có trách nhiệm cũng không thể vào khu vực này.



Không thể có chuyện xác chị Huyền vụ thẩm mỹ Cát Tường bị thiêu ở bệnh viện Bạch Mai. Ảnh minh họa

Trên thực tế, nơi được cho là "lò thiêu huỷ" thực chất chỉ là nơi tập kết các xe chứa rác thải của bệnh viện, gần ngay con đường đi vào nhà tang lễ. Khu vực này phía trước là nơi đậu xe ô tô của các y bác sỹ trong bệnh viện, cách đó là cửa hàng tạp hoá, tuy không đông đúc như sân chính bệnh viện, nhưng cũng thường xuyên có người đi lại gần đó.

Theo một công nhân vệ sinh làm việc ở Bệnh viện Bạch Mai cho biết, rác thải đưa về đây đã được xử lý trước, phân loại và cho vào các túi nilon riêng. Rác thải sinh hoạt vào túi màu xanh, rác thải y tế thì cho vào túi trắng. Không có loại túi nào màu đen. Riêng bệnh phẩm như ruột thừa chẳng hạn sẽ do một công ty xử lý khác tên Hoàn Mỹ phụ trách. Tuy nhiên, số bệnh phẩm từ phòng mổ thường rất ít. Mỗi ngày, xe rác của công ty vệ sinh môi trường sẽ đến lấy rác khoảng chừng 2 lần. Nếu có phát hiện ra việc phân loại không đúng, nhân viên xử lý rác sẽ yêu cầu đưa ra ngoài.

Từ ngày xảy ra vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, nhiều người cũng có hoài nghi về việc bác sỹ Tường thủ tiêu xác nạn nhân tại khu tiêu hủy rác thải y tế của bệnh viện Bạch Mai, nhưng bản thân là người làm việc ở khu xử lý rác, nhân viên này khẳng định điều này là hoàn toàn không thể.
Bột ninh nhừ xương 10 phút và nghi vấn rợn người về vụ thẩm mỹ viện Cát Tường



Đã có nhiều giả thuyết về bí ẩn xác nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường không nổi suốt 10 tháng. Ảnh minh họa

Đã từng có một khoảng thời gian, loại bột ninh nhừ xương chỉ trong vòng 10 phút vốn từng “gây bão” về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành cơ sở cho một trong những giả thuyết ghê rợn nhất về cách thức kẻ thủ ác dùng để phi tang xác nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.

Nguyên nhân của giả thuyết “rợn người’ này là bởi loại bột ninh nhừ xương này có chất làm phân hủy xác chết. Do đó, một số người làm trong ngành y từng ngờ rằng việc không tìm thấy xác chị Huyền có thể do bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường đã dùng chất này để phân huỷ nhằm phi tang nhanh xác nạn nhân.
Xác chị Huyền từng bị nghi giấu tại chính hiện trường vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường?

Theo những tin tức về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường vào thời điểm cuối tháng 12 năm ngoái, người nhà nạn nhân và tiến sĩ Vũ Văn Bằng (Hội liên hiệp khoa học và kỹ thuật) đã từng đến nhà riêng của bị can và cả thẩm mỹ viện Cát Tường để kiểm tra những điểm nghi vấn bằng máy bức xạ từ với hi vọng tìm thấy xác chị Huyền.

Khi đó, tại nhà riêng của bác sĩ Tường, dù kiểm tra kỹ các ngõ ngách bằng máy móc nhưng ông Bằng không phát hiện thấy điểm nào khả nghi. Tuy nhiên, khi đến cửa thẩm mỹ viện Cát Tường, máy bức xạ từ liên tục quay hướng vào bên trong ngôi nhà. Ở khu vực nhà vệ sinh, tiến sĩ Bằng dò được 2 điểm khả nghi có dấu hiệu cốt người dưới nền nhà.

Được biết trước đó, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng nạn nhân) chia sẻ, do có thông tin bác sĩ Tường không ném xác chị Huyền xuống sông mà giấu ở thẩm mỹ viện Cát Tường và tại nhà riêng nên gia đình muốn đưa máy móc vào để xác định thông tin đó chính xác hay không.

Trên đây là một số giả thuyết gây xôn xao dư luận một thời về vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường. Tính đến thời điểm này, tuy đã tìm thấy xác chị Huyền nhưng vẫn còn đó nhiều nghi vấn, giả thuyết mới cần được làm rõ để sớm khép lại vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường.